Có nên xây nhà bằng tấm 3d không? Theo chúng tôi là có và nên xây nhà bằng tấm 3d vì tiết kiệm hơn bê tông, gạch, vữa và một số ưu điểm chúng ta cùng nhau theo dõi nội dung sau.
Mục Lục
I. Tấm 3D là gì?
Tấm 3D là một trong những loại vật liệu xây dựng tương đối mới mẻ. Loại vật liệu này có kết cấu 3 chiều dạng tấm ván. Tấm 3D là tên gọi chung cho các loại ván xi măng phổ biến hiện nay như: Cemboard, Smartboard, Greenboard.
Tấm 3D được sản xuất theo quy cách tiêu chuẩn của từng thiết kế riêng biệt. Nhờ vậy, việc thi công, lắp dựng rất nhanh chóng và thuận tiện. Đồng thời giúp tiến độ công trình được rút ngắn đến hơn 1/3. Vật liệu này không chịu ảnh hưởng của thời tiết bất lợi như mưa bão hay ẩm ướt. Hơn nữa, công việc tháo dỡ, di chuyển cũng thuận tiện, nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
II. Ứng dụng của tấm 3D
- Làm sàn nhà: lót sàn, làm sàn gác nhẹ, sàn giả đúc, sàn nâng, sàn thay thế ván ép, sàn nhà xưởng, nhà trọ, sàn siêu thị, sàn trung tâm thương mại, cốp pha đổ sàn,…
- Làm vách ngăn tường: Vách chống cháy, vách nhà xưởng, vách phòng trọ, vách chia phòng, vách ngăn tường, vách toilet, mặt dựng,…
- Làm trần trang trí: Với tính năng chịu nước tốt, sản phẩm thích hợp sử dụng ở những khu vực ẩm ướt. Thích hợp làm trần cho nhà có kết cấu lợp tôn không đảm bảo yêu cầu chống nước.
- Lợp mái, lót mái, đổ mái chống nóng
- Một số ứng dụng khác: làm nhà chim yến, làm cầu thang, làm diềm mái seno, hàng rào, cửa chống cháy, bàn ghế sân khấu rạp chiếu phim, quán cà phê,…
III. Ưu điểm tấm 3D
Với nhiều ưu điểm mà tấm 3D mang lại cho việc xây dựng công trình vì đây là câu trả lời cho có nên xây nhà bằng tấm 3d không.
- Giảm tải trọng đè nặng lên công trình
- Kết cấu an toàn, bền vững
- Tuổi thọ công trình cao
- Chống nước, chống cháy cao
- Chịu sức gió lên đến 300 km/h; chịu động đất lên tới 750 Richter
- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
- Thi công dễ dàng, nhanh chóng
- Đặc biệt, tiết kiệm chi phí lên đến 40% cho công trình.
IV. Chi phí lắp đặt tấm 3D
Xây nhà bằng tấm 3D là một giải pháp tối ưu để tiết kiệm chi phí xây dựng mà không ảnh hưởng chất lượng. Về kinh tế: 1m2 vật liệu 3D làm sàn có giá khoảng 700 – 800 ngàn đồng, 1m2 vật liệu làm tường khoảng 500 ngàn đồng. Nếu tính theo mặt bằng xây dựng thì giá từ 2,3 – 2,4 triệu đồng/m2, tùy vào thiết kế.
Khi xây nhà nhà bằng tấm 3D, bạn sẽ tiết kiệm 50% thời gian thi công. Đồng thời, thời gian thi công giảm, hệ móng công trình giảm 1/3. Tổng giá trị đầu tư công trình giảm từ 25% đến 35%.
Nếu xây nhà bằng tấm 3D từ 2 lầu trở lên thì chi phí giảm khoảng 20% so với bằng vật liệu truyền thống. Không những thế, các khoản phí về thi công móng, thời gian thi công, chi phí nhân công đều tiết kiệm.
Kích thước tấm ốp 3d có nhiều loại như: 120×244, 100×200, 30×60, 50×50,… (cm)
V. Quy trình xây dựng nhà bằng tấm 3D
1. Lắp dựng tường
– Định vị tấm tường trên mặt bằng vật liệu.
– Lắp đặt sắt neo vào lỗ khoan bằng phương pháp đóng.
– Quét bitum chống thấm toàn bộ mặt tiếp giáp giữa nền sàn và chân tấm 3D.
– Lắp dựng tấm tường 3D bắt đầu từ tấm góc.
– Tại các vị trí cửa đi và cửa sổ cần cắt trước theo kích thước thực tế. Sau khi lắp đặt, các vị trí này cần được tăng cường sắt chịu lực và lưới thép chữ U theo thiết kế.
2. Lắp dựng hệ thống điện, nước, điện thoại, mạng, PCCC…
– Dùng đèn khò tạo rãnh trên tấm để luồn ống và hệ thống âm tường.
– Với các ống cứng hoặc quá lớn , cho phép cắt lưới một phần theo chiều dài ống để lắp đặt. Sau khi lắp đặt xong cần phải dùng lưới liên kết để gia cố phần bị cắt.
3. Lắp dựng tấm sàn và các vật liệu đà
– Căn cứ bản vẽ thiết kế để lắp đặt sắt tăng cường bụng và đai chữ U đầu tấm.
– Tại các vị trí có đà bê tông cốt thép (BTCT) đỡ tấm sàn, phải đóng và lắp dựng ván khuôn theo đà, neo liên kết
vào tấm tường.
– Lắp dựng cốt thép đà theo thiết kế.
4. Kiểm tra
– Kiểm tra tổng thể phần kết cấu dầm – sàn và hệ thống ngầm trước khi phun bê tông.
– Kiểm tra liên kết giữa tấm tường và tấm sàn, giữa tấm đà và sàn.
– Kiểm tra vị trí và liên kết các khuôn cửa.
– Kiểm tra đo thông mạch hệ thống điện, điện thoại, mạng vi tính, PCCC…
– Kiểm tra đo áp lực và rò rỉ mối nối hệ thống các ống nước, gas…
5. Công tác phun vữa
– Tập kết vật liệu cho bê tông phun. Máy trộn và bơm phun bê tông phải được rửa sạch, kiểm tra dầu nhớt, các đồng hồ kỹ thuật trong máy.
– Bơm phun bê tông và hoàn thiện sơ bộ.
– Tỷ lệ cấp phối vữa bê tông, độ sụt của vữa phải tuân thủ theo yêu cầu thiết kế. (Độ sụt được quy định là 7.25cm, tương đương 2.85 inch).
– Tiến hành phun vữa tấm tường trước, dùng vữa bê tông đá mạt. Vị trí phun bắt đầu từ trên xuống dưới. Phun vữa làm 2 lần, mỗi lần không dày quá 3cm, vữa phun lần 1 se mặt mới được phun tiếp lần 2, bề mặt vữa sau khi phun lần 2 phủ ra khỏi mặt lưới thép từ 5 – 10mm. Khi vữa lớp 2 se mặt, dùng thước gạt tạo mặt phẳng cho tấm tường. Lớp vữa hoàn thiện có thể tô trát ngay hoặc tô sau, nhưng phải tiến hành sau khi phun vữa phần trần tiếp giáp.
– Sau khi phun vữa bê tông cho các tấm tường thì có thể tiến hành đồng thời công tác phun vữa bê tông phần trần bên dưới và bê tông đá 1×2 của sàn trên.
6. Công tác hoàn thiện.
Các công đoạn bảo dưỡng, chống thấm , hoàn thiện sau khi phun bê tông đá 1×2 sàn tuân thủ theo quy phạm như bê tông cốt thép thông thường.
Trên đây là một số thông tin về tấm 3D và chúng ta đã trả lời được câu hỏi có nên xây nhà bằng tấm 3d không? Chung tôi hi vong bài viết vừa rồi giúp ích được cho bạn
Hotline: 0928.123.179
Email: info@giayphepxaydung.vn
Địa chỉ: 37-39 Phạm Phú Thứ, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: giayphepxaydunghcm.vn