Đất trồng gồm mấy thành phần chính? Đất trồng gồm 3 thành phần chính gồm:
- Phần khí.
- Phần lỏng.
- Phần rắn.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Đất trồng gồm mấy thành phần chính? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Giấy Phép Xây Dựng nhé!
Mục Lục
Đất trồng gồm mấy thành phần chính?
Phần khí
Phần khí của đất trồng là không khí trong khe hở của đất, cung cấp oxy cần thiết cho cây và làm đất trở nên tơi xốp. Không khí có trong đất trồng cũng chứa các chất nitơ, oxi, cacbonic giống như không khí trong khí quyển.
Tuy nhiên, hàm lượng oxy và cacbonic trong đất trồng không giống với trong khí quyển: Không khí trong đất trồng chứa lượng khí oxy ít hơn,lượng khí cacbonic nhiều hơn.
Xem thêm: Dịch vụ làm giấy tờ nhà đất huyện Hóc Môn
Phần lỏng
Phần lỏng của đất trồng là nước trong đất. Phần nước này có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng. Cụ thể, rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ lông mút, lông mút hấp thụ muối khoáng cho cây.
Loại cây trồng nào cũng cần được đủ lượng nước để sống và phát triển, nếu gặp tình trạng thiếu nước thì cây trồng sẽ bị khô héo, chết.
Phần rắn
Phần rắn của đất trồng có chứa các chất vô cơ và chất hữu cơ. Tùy từng loại đất trồng mà tỉ lệ các chất này sẽ khác nhau, cụ thể:
- Trong đất canh tác khô: 5% chất hữu cơ và 95% chất vô cơ.
- Trong đất than bùn: 90% chất hữu cơ.
- Trong đất xám: 1% chất hữu cơ.
Chất vô cơ, chất hữu cơ đều là những chất cần thiết cho sự sống của cây trồng.
Chất vô cơ là thành phần chủ yếu của đất với các chất hóa học H, C, S, K, P và N cần thiết cho cây trồng. Những nguyên tố này chứa trong đất nhiều hơn trong đá nên đất trồng mới nuôi sống được thực vật. Một trong những sản phẩm cuối cùng của quá trình phong hóa đá mẹ là các hạt keo đất.
Chúng có bản chất vô cơ với khả năng hấp phụ các chất độc trong đất, làm giảm độc tính của những chất gây độc cho thực vật. Chất hữu cơ có ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất từ đó ảnh hưởng đến cây trồng.
Xem ngay: Dịch vụ làm sổ hồng quận 12
Chất hữu cơ trong đất là nguồn thức ăn của vi sinh vật, tham gia vào các phản ứng hóa học và ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất.
- Một số chất hữu cơ tham gia vào quá trình phong hóa các chất khoáng tạo thành đất.
- Một số vi khuẩn trong đất có thể tạo ra axit 2-keto gluconic, giúp hòa tan được nhiều ion kim loại làm phong hóa các khoáng vật.
- Một số nấm mốc trong đất có thể tạo thành axit citric và các axit hữu cơ khác có khả năng giải phóng kaki và ion kim loại cần thiết cho cây cối.
Giấy Phép Xây Dựng vừa gửi đến bạn đọc 3 thành phần chính của đất, vai trò của các thành phần này đối với đất trồng. Mỗi phần lại đóng một vai trò quan trọng, thiết yếu đối với đất trồng. Những người làm vườn có thể căn cứ vào những điều này để chăm sóc cây và thay đổi một số tính chất của đất trồng sao cho phù hợp hơn với loại giống, cây trồng mới.
Hotline: 0928.123.179
Email: info@giayphepxaydung.vn
Địa chỉ: 37-39 Phạm Phú Thứ, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: giayphepxaydunghcm.vn