Làm sổ đỏ đất xen kẹt có khó không? Dịch vụ làm sổ đỏ đất xen kẹt

lam so do dat xen ket co kho khong dich vu lam so do dat xen ket

Quá trình đô thị hóa bùng nổ, ngày càng có nhiều khu đất xen kẹt được hình thành, gây không ít băn khoăn cho chủ sở hữu trong vấn đề làm sổ đỏ. Vậy thực tế đất xen kẹt là gì? Làm sổ đỏ đất xen kẹt có khó không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin về dịch vụ làm sổ đỏ đất xen kẹt, mời bạn đọc cùng tham khảo!

Hiểu thế nào là đất xen kẹt?

Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 có quy định rằng căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại thành 03 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. 

Theo đó, về mặt pháp lý, không có quy định loại đất nào có tên là đất xen kẹt. Tuy vậy, trên thực tế, thuật ngữ “đất xen kẹt” được sử dụng khá phổ biến tại khu vực đô thị, nhất là những thành phố lớn.

Hiểu thế nào là đất xen kẹt?
Hiểu thế nào là đất xen kẹt?

Trên thực tế, đất xen kẹt thường được hiểu là đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư (xen lẫn với đất ở) hoặc diện tích đất còn dư sau quy hoạch.

Đặc điểm của loại đất này là nằm giữa các khu dân cư và thửa đất thường có diện tích không lớn. Đất xen kẹt trên thực tế chủ yếu thường là đất vườn, đất trồng cây hàng năm khác, đất ao hoặc các loại đất nông nghiệp khác mà hiện nay không còn sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

Tóm lại, đất xen kẹt là cách gọi phổ biến của người dân, có vị trí xen lẫn giữa các thửa đất ở trong khu dân cư tại khu vực đô thị và thông thường thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Xem thêm: Tư vấn thiết kế xây dựng tại Bình Dương

Đất xen kẹt có làm được sổ đỏ không?

Đất xen kẹt vẫn có thể được cấp sổ đỏ nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013 và các điều 20, 21, 22, 23, 24 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các điều kiện này gồm:

  • Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất xen kẹt mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 1 tháng 7 năm 2004.
  • Thứ hai, đất xen kẹt muốn được cấp sổ đỏ thì phải đảm bảo không vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Thứ ba, đất xen kẹt đó phải được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.

Xem ngay: Nhà chưa hoàn công có sang tên được không?

Quy trình, thủ tục dịch vụ làm sổ đỏ đất xen kẹt

Căn cứ theo quy định hiện hành, quy trình và thủ tục dịch vụ làm sổ đỏ đất xen kẹt sẽ được thực hiện theo các bước như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
  • Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (nếu có).

Ngoài ra, trên thực tế trong một số trường hợp cần giấy xác nhận của UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất về việc thửa đất phù hợp với quy hoạch, sử dụng ổn định, không có tranh chấp.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã

– Đối với địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

– Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết

Giai đoạn này, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thực hiện các công việc theo nhiệm vụ để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

Đối với người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính (bao gồm tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận…). Khi nhận được thông báo nộp tiền thì nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và lưu giữ biên lai, chứng từ để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.

Bước 4: Trả kết quả

Thời gian giải quyết: Trong vòng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Không tính thời vào thời gian này các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Vừa rồi là những thông tin chia sẻ về dịch vụ làm sổ đỏ đất xen kẹt mà Giấy Phép Xây Dựng cung cấp. Hy vọng đã có thể giúp bạn hiểu rõ các thông tin pháp lý liên quan khi có nhu cầu dịch vụ làm sổ đỏ đất xen kẹt

Chú ý: Các quy định pháp luật dưới đây được chúng tôi cập nhật tại thời điểm đăng bài và hệ thống lại để khách hàng dễ theo dõi. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý.
Giấy phép xây dựng
Hotline: 0928.123.179
Email: info@giayphepxaydung.vn
Địa chỉ: 37-39 Phạm Phú Thứ, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: giayphepxaydunghcm.vn