Quy hoạch 1/500 là gì? Quy hoạch 1/500 là để triển khai và cụ thể hoá quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000; là cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng và gắn liền với 1 dự án cụ thể. Quy hoạch chi tiết 1/500 là giai đoạn 2 trong quy hoạch.
Quy hoạch 1/500 thường được nhiều nhà đầu tư và giới chuyên môn về đất đai gọi là quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500. Quy hoạch 1/500 là sự cụ thể hóa các hạng mục công trình được quy hoạch theo phân khu rõ ràng hoặc chung chung.
Mục Lục
1. Một số vấn đề cơ bản của quy hoạch 1/500 là gì?
1.1. Nơi thực hiện
Quy hoạch 1/2000 do địa phương nơi có dự án, công trình thực hiện.
Quy hoạch 1/500 do các cơ quan, doanh nghiệp, công ty bất động sản thực hiện.
1.2. Mục đích quy hoạch 1/500 là gì?
Đối với bản quy hoạch 1/500, mục đích chính được hướng đến những vấn đề cụ thể, sát thực từ phía chủ đầu tư trước khi thực hiện dự án để khách hàng và các nhà đầu tư hiểu rõ. Đưa ra những thông tin cụ thể, sát thực về bản quy hoạch dự án 1/500
Đối với bản quy hoạch 1/2000, các đơn vị thực hiện sẽ tiến hành lấy ý kiến từ các đơn vị chức năng hoặc cơ quan có thẩm quyền để định hướng một cách cụ thể và rõ nét cho việc xây dựng bản quy hoạch.
1.3. Đồ án quy hoạch
Đối với bản quy hoạch 1/500 sẽ thường được gọi là đồ án quy hoạch xây dựng.
Đối với bản quy hoạch 1/2000 thường được gọi và biết đến là đồ án quy hoạch chi tiết.
Các công trình thuộc quy hoạch 1/500 không cần giấy phép xây dựng xem xem thêm: Miễn giấy phép xây dựng 2021
1.4. Các công trình nào cần có quy hoạch tỉ lệ 1/500 là gì?
Các loại công trình và dự án cần có Phê duyệt quy hoạch tỉ lệ 1/500 được nhà nước và bộ luật đất đai quy định rõ ràng và chi tiết. Cụ thể “Đối với dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết”.
Như những quy định trên, thì các dự án nêu trên sẽ chỉ lập bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch phân khu; bảo đảm sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp với không gian kiến trúc với khu vực xung quanh.
Nhưng mặt khác, khi chủ đầu tư triển khai lập dự án, phòng chuyên môn và Sở Xây dựng sẽ yêu cầu phải lập quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 với quan điểm, dự án khu dân cư chủ đầu tư là các hộ dân, vì vậy sẽ có nhiều chủ đầu tư nên dù dự án có quy mô nhỏ hơn 5 ha thì vẫn phải lập quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500.
1.5. Quyết định 1/500 do cơ quan nào phê duyệt
Thứ nhất, Bộ xây dựng phê duyệt đất quy hoạch tỉ lệ 1/500 thuộc thẩm quyền được cho phép của chính phủ.
Thứ hai, ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thuộc thẩm quyển của cấp tỉnh.
Thứ ba, sau cấp tỉnh sẽ là cấp huyện phê duyệt các quy hoạch nông thôn.
Sau ba giai đoạn này thì bạn có thể thực hiện bất cứ quy hoạch nào trong việc xây dựng đô thi mới cho thành phố.
Chỉ cần có giấy tờ minh bạch, hợp pháp lý và đủ thẩm quyền cho dự án.
2. Điều kiện và quy trình thực hiện quy hoạch 1/500 là gì?
Mỗi loại dự án đều có điều kiện riêng để cấp có thẩm quyền ra quyết định trong việc cho chủ đầu tư thực hiện các hạng mục xây dựng. Do đó, chủ đầu tư các dự án, công trình trước khi tổ chức thực hiện cần phải lưu ý một số điểm sau:
2.1. Điều kiện cơ bản quy hoạch 1/500 là gì?
Đối với những dự án có quy mô, diện tích đất xây dựng dưới 5ha hoặc dự án nhà ở được xây dựng thành các khu chung cư có diện tích khoảng 2ha thì không nhất thiết phải có quy hoạch 1/500. Tuy nhiên, chủ đầu tư xây dựng vẫn phải đảm bảo về mặt tổng thể của dự án như: Mặt bằng xây dựng, hệ thống công trình tiện ích, giao thông đi lại… Tất cả những vấn đề đó phải phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với những dự án có quy mô mặt bằng xây dựng trên 2ha, 5ha, bắt buộc chủ đầu tư dự án, công trình phải có bản quy hoạch chi tiết 1/500. Việc thực hiện bản quy hoạch 1/500 phải dựa trên bản quy hoạch 1/2000 đã được cơ quan nhà nước thông qua.
Đối với các công trình đơn lẻ, bạn không cần phải thực hiện bản quy hoạch chi tiết 1/500. Tuy nhiên, bạn vẫn phải có bản quy hoạch chi tiết 1/2000 về công trình của mình sắp thực hiện.
2.2. Quy trình quy hoạch 1/500 là gì?
Để bản quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan cấp có thẩm quyền thông qua, các đơn vị cần phải thực hiện tuần tự theo quy trình sau:
- Tờ trình đề nghị thẩm định bản quy hoạch. Đây là cơ sở quan trọng để cấp có thể quyền xem xét việc phê duyệt bản quy hoạch đã được thực hiện.
- Phê duyệt từ phía chủ thể thực hiện dự án (chủ đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức bất kỳ) lập bản quy hoạch xây dựng. Việc thực hiện dự án được hay không đều phụ thuộc rất lớn vào họ. Vì thế, bản quy hoạch được phê duyệt để khẳng định tiềm năng phát triển dự án từ phía các đơn vị đó.
- Các văn bản có nội thông tin, tài liệu về việc quy hoạch dự án cho cấp có thẩm quyền xem xét. Các văn bản đó đều phải có giá trị pháp lý khi được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
- Văn bản công nhận đơn vị đấu thầu xây dựng dự án là chủ đầu tư hoặc chứng nhận việc đầu tư dự án từ cơ quan có thẩm quyền đang còn giá trị hiệu lực.
- Đưa ra các bản thuyết trình về việc thực hiện quy hoạch 1/500 hoặc 1/2000, các bản vẽ khác được thực hiện đính kèm với bản vẽ chính của dự án. Bản vẽ thống kê thu nhỏ trên khổ giấy A3, các loại chú thích, phụ lục đi kèm để người đọc có thể hình dung một cách cụ thể.
- Bản đồ thể hiện ranh giới hành chính của dự án, lô đất, công trình chuẩn bị xây dựng.
- Phân chia phạm vi cụ thể khi thực hiện bản quy hoạch chi tiết 1/500.
- Dự thảo về nhiệm vụ cần thực hiện đối với bản quy hoạch chi tiết 1/500 khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khi thực hiện đầy đủ các yếu tố nêu trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, đưa ra quyết định phê duyệt bản quy hoạch 1/500. Căn cứ vào đó, các đơn vị sẽ tiến hành các hoạt động tiếp theo đối với dự án một cách dễ dàng và thuận lợi.
Hotline: 0928.123.179
Email: info@giayphepxaydung.vn
Địa chỉ: 37-39 Phạm Phú Thứ, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: giayphepxaydunghcm.vn
Comments are closed.