Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết? Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết gồm:
- Bước 1: Đăng ký khai tử.
- Bước 2: Khai nhận di sản thừa kế.
- Bước 3: Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Giấy Phép Xây Dựng nhé!
Mục Lục
Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết?
Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết gồm:
Bước 1: Đăng ký khai tử
Thủ tục đăng ký khai tử được thực hiện theo Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Thủ tục đăng ký khai tử
- Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền?
Bước 2: Khai nhận di sản thừa kế
Tại khoản 2 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
- Thời điểm, địa điểm mở thừa kế…
- Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Theo đó, việc khai nhận di sản thừa kế có thể thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì có thể thực hiện tại nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Tại khoản 2 Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định người thừa kế duy nhất có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. Hồ sơ cần chuẩn bị quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014 như sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
- Các giấy tờ liên quan quyền sở hữu di sản của người mất (Sổ đỏ);
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản (Giấy đăng ký kết hôn);
- Giấy tờ tùy thân như: Giấy CMND/CCCD hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú,… của người khai nhận di sản thừa kế;
Bước 3: Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ
Người vợ cần chuẩn bị hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện/UBND cấp xã nơi có đất.
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất được hưởng dẫn bởi điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT) bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mới nhất năm 2023 (Mẫu số 09/ĐK)
- Đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
- Văn bản về việc thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết mất bao lâu?
Thời gian thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết được quy định tại điểm l khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) như sau:
- Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai…
- Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:…
- l) Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày;…
Như vậy, thời gian thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết trong trường hợp người vợ là người thừa kế duy nhất là không quá 10 ngày.
Xem ngay: Hướng dẫn chi tiết về thủ tục sang tên sổ đỏ năm 2024
Chồng mất không để lại di chúc thì vợ có được quyền chia tài sản của chồng hay không?
Căn cứ quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 cụ thể tại Điều 651 quy định về người thừa kế theo quy định của pháp luật thì:
Người thừa kế di sản theo pháp luật được quy định theo thứ tự cụ thể sau:
Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định sẽ bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người để lại di sản;
Hàng thừa kế thứ hai sẽ bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết và cháu ruột của người chết mà khi người chết là ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người để lại di sản; bá ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết khi người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người để lại di sản thừa kế khi người đó là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau;
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối di sản. Theo quy định trên thì người mất không để lại di chúc thì tài sản của người mất sẽ được chia theo hàng thừa kế.
Do đó khi chồng mất thì người vợ sẽ không có quyền tự ý phân chia tài sản của chồng mà tài sản đó sẽ được chia theo pháp luật và sẽ chia đều cho những người trong hàng thừa kế thứ nhất. Và những người trong diện thừa kế thì có thể tự thỏa thuận về việc nhận di sản thừa kế.
Trường hợp mà quyền sử dụng đất hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì căn cứ tại khoản 1 Điều 33 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Tài sản chung của vợ chồng sẽ bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra và thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ trường hợp có quy định khác.
Và các tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận đó là tài snar chung. Ngoài ra sổ đỏ mà vợ, chồng có sau khi kết hôn sẽ là tài sản chung trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Do đó, trường hợp mà quyền sử dụng đất hình thành trong thời kỳ hôn nhân mà không thuộc trường hợp tặng cho riêng hay thừa kế riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng thì quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng.
Và khi chồng mất thì một nửa giá trị của mảnh đất sẽ thuộc về người vợ và người vợ sẽ có quyền phân chia nửa mảnh đất đó; còn nửa mảnh đất kia sẽ được chia theo pháp luật.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Giấy Phép Xây Dựng thì bạn đã biết được Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết? nhé!
Hotline: 0928.123.179
Email: info@giayphepxaydung.vn
Địa chỉ: 37-39 Phạm Phú Thứ, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: giayphepxaydunghcm.vn
Comments are closed.