Xây nhà trên đất có giếng? Những cách xử lý để xây nhà trên giếng an toàn

xay nha tren dat co gieng 4

Xây nhà trên đất có giếng? Nếu như bạn đang dự định mua đất hoặc xây nhà có giếng cũng thì theo phong thuỷ đây được xem là điềm xâu, mang lại những điều không may mắn cho gia đình của bạn.

Chính vì vậy, để trả lời cho câu hỏi Xây nhà trên đất có giếng? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Giấy Phép Xây Dựng Hồ Chí Minh nhé!

Xây nhà trên đất có giếng?

Nếu như bạn đang dự định mua đất hoặc xây nhà có giếng cũng thì theo phong thuỷ đây được xem là điềm xâu, mang lại những điều không may mắn cho gia đình của bạn.

Bởi vì giếng là một kiến trúc mang âm khí, nó có tác dụng cân bằng với phần dương khí ở bên trên. Nếu lấp giếng để xây nhà sẽ làm mất đi sự cân bằng âm dương, làm ảnh hưởng đến trường khí trong nhà. Đặc biệt là đối với những giếng nước bị bỏ hoang lâu năm có thể tồn tại những oan hồn hoặc vong linh trú ngụ ở đó.

Xây nhà trên đất có giếng?
Xây nhà trên đất có giếng?

Do đó, nếu xử lý việc lấp giếng để xây nhà không phù hợp sau này gia đình gia chủ rất dễ bị các oan hồn quấy nhiễu, cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Vì vậy, xây nhà trên đất có giếng là điều không nên trong phong thủy.

Xem ngay: Xây nhà cấp 4 có phải xin phép không?

Về mặt khoa học khi xây nhà trên giếng

Trước đây, người ta thường khuyên là không nên xây nhà trên miệng giếng cũ vì khi đó khoa học chưa phát triển và còn hạn chế rất nhiều về mặt kỹ thuật và chưa có vật liệu gia cố nền móng. Khi đó, để xây nhà người ta chỉ làm móng nhà bằng gạch bình thường hoặc đá ong.

Bên cạnh đó việc lấp giếng để xây dựng chưa có phương pháp tối ưu để đảm bảo cho nền móng được vững chắc. Chính vì vậy mà việc xây nhà trên giếng cũ sẽ có nền móng yếu, không đảm bảo được tải trọng của ngôi nhà, dễ khiến cho móng có thể bị sụt lún gây sụp đổ nhà rất nguy hiểm.

Về mặt khoa học khi xây nhà trên giếng
Về mặt khoa học khi xây nhà trên giếng

Nhưng ngày nay, khi kỹ thuật phát triển, các phương pháp gia cố nền móng trên nền đất yếu đã tiến bộ và rất hiệu quả. Đặc biệt, hiện nay vật liệu xây dựng rất dồi dào và đồng thời có nhiều đơn vị thiết kế, xử lý các vấn đề về kỹ thuật ra đời nên việc gia cố nền móng không còn khó khăn và phức tạp nữa.

Chính vì lẽ đó mà xây nhà trên nền giếng cũ ngày nay đã không còn là điều kiêng kỵ, cái chính là phải lấp và đầm nén chắc chắn cái giếng cũ.

Những cách xử lý để xây nhà trên giếng an toàn

Cách 1: Nối thông giếng ra ngoài trời

Trước tiên, bạn cần phải trục hết các bi lên (nếu không trục được thì cũng phải lấy được tấm rế lên, ở mỗi bi đục cần phải đục thủng vài lỗ càng to càng tốt). Sau đó, dùng một cây luồng hoặc có thể dùng tre, nứa, lồ ô (loại còn non) thông ruột to bằng cổ tay người lớn đem chẻ đôi rối quấn dây thép lại như khi chưa chẻ đôi, cắm vào lòng giếng thường dưới mức nước khoảng 1m.

Bỏ vào lòng cây luồng (nứa) 100 cây kim khâu và chỉ ngũ sắc (hoặc bạn cũng có thể dùng dây kim tuyến 5 màu). Nếu có các vật dụng cũ bỏ đi bằng kim loại như sắt vụn, đinh, ốc vít, …bỏ xuống càng tốt (đây là cách thu nhỏ giếng lại, ứng dụng Ngũ hành “kim sinh thủy” hỗ trợ, khoảng 5 – 7 năm sau cây luồng tự hủy. Long mạch tự luân chuyển một cách tự nhiên không bị bế tắc đột ngột).

Nếu xây nhà trên giếng cũ thì dưới nền nhà cần phải dùng một ống nhựa nối thông với đầu trên của cây luồng âm dưới đất rồi nối thông ra một chỗ nào đó để khí được thông với khí của trời đất.

Cách 2: Lấp giếng

Lấy chỉ ngũ sắc cho vào lọ nhỏ, đóng kín nút rồi thả xuống giếng cũ sau đó mới lấp đất. Khi lấp đất cần phải chú ý nên đổ một lớp sỏi hoặc đá xuống đến ngang mặt nước, rồi đến một lớp đất dày, một lớp đất sét, sau cùng mới đến một lớp đất thịt và nén chặt.

Lấp giếng
Lấp giếng

Khi thực hiện việc lấp như vậy thì Long mạch mới không bị nghẽn và bạn có thể xây nhà trên đất có giếng một cách bình thường mà không ảnh hưởng đến phong thủy.

Cách 3: Dùng đá thạch anh

Dùng đá Thạch anh trấn yểm trong quá trình lấp giếng. Vì khi lấp giếng môi trường xung quanh giếng ít nhiều cũng bị thay đổi nên dùng đá Thạch anh để trấn yểm là rất cần thiết.

Theo các chuyên gia phong thủy thì loại đá này có nguồn năng lượng lớn và sức thanh tẩy cao sẽ giúp bình ổn không gian xung quanh giếng, tránh những biến động bất ngờ.

Xem thêm: Có được xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp không?

Cách 4: Lấp giếng và thực hiện nghi thức

Đối với những giếng có oan hồn hay vong trú ngụ thì khi lấp giếng cần thực hiện như sau:

Trước ngày lấp giếng, lấy ba cục đất sét vo tròn phơi nắng trong 21 ngày (hấp thụ được nguồn dương khí của mặt trời, từ đó có khả năng lấn áp khí âm cực đại trong giếng hoang). Lấy ba con gà ác thịt đen cắt tiết rồi thoa lên ba cục đất sét, còn lông, xương gà đốt thành tro, hòa với nước mưa (nguồn nước của trời, trong lành và tinh khiết) mà vứt xuống nơi định lấp.

Lấp giếng và thực hiện nghi thức
Lấp giếng và thực hiện nghi thức

Sau đó, vứt từng cục đất sét nói trên xuống, mỗi lần ném khấn niệm “Tống xuất những điều bất hạnh, xui xẻo nếu có ở đây đã xảy ra (do oan hồn người té giếng hay chết đuối)”.

Có nhiều người cho rằng không nên mê tín dị đoan nên khi xây nhà trên nền giếng cũ thì họ thường rất chủ quan. Nhưng xét về mặt phong thủy thì việc này không phải là mê tín dị đoan vì đây rõ ràng liên quan đến sinh khí đất đai và không thể xem thường. Dù là xét về địa chất hay tâm linh thì vẫn không nên xem nhẹ việc xây nhà trên nền giếng.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Giấy Phép Xây Dựng Hồ Chí Minh thì bạn đã biết được Xây nhà trên đất có giếng? nhé!

Chú ý: Các quy định pháp luật dưới đây được chúng tôi cập nhật tại thời điểm đăng bài và hệ thống lại để khách hàng dễ theo dõi. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý.
Giấy phép xây dựng
Hotline: 0928.123.179
Email: info@giayphepxaydung.vn
Địa chỉ: 37-39 Phạm Phú Thứ, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: giayphepxaydunghcm.vn