Giằng mái nhà Công Nghiệp

giang mai nha cong nghiep

Giằng mái nhà Công Nghiệp bao gồm các thanh giằng bố trí trong phạm vi từ cánh dưới dàn trở lên. Chúng được bố trí nằm trong các mặt phẳng cánh trên dàn, mặt phẳng cánh dưới dàn và mặt phẳng đứng giữa các dàn. Hệ giằng mái đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ ổn định cho toàn bộ hệ thống kết cấu.

Vai trò của hệ giằng

  • Đảm bảo độ chịu lực, không bị biến dạng theo phương dọc nhà.
  • Truyền tải trọng theo phương dọc nhà xưởng.
  • Tăng sự ổn định hay giảm chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng cho các cấu kiện chịu nén như thanh giàn, cột.
  • Tạo điều kiện thuận lợi, an toàn trong quá trình thi công lắp dựng nhà xưởng.

Hệ giằng mái: gồm 03 bộ phận chính:

  • Hệ giằng cánh trên;
  • Hệ giằng cánh dưới;
  • Hệ giằng đứng

Hệ giằng cánh trên:

he giang cach tren

  • Mái lợp bằng các tấm nhẹ (tôn); mái lợp bằng panen nhưng có sử dụng cầu tục nâng lớn, làm việc ở chế độ nặng.
  • Nhà có cửa mái suốt cả đoạn nhiệt độ.
  • Nhà lợp bằng panen nhưng có cầu trục nhẹ, panen sẽ đóng vài trò như một hệ giằng.
  • Giằng được làm bằng thép hình giấu nhân và được bố trí ở hai đoạn giới hạn khối nhiệt độ. Nếu khi đoạn khối nhiệt độ quá dài có thể bố trí thêm 1 giằng ở giữa.
  • Hệ giằng cánh trên gồm các thanh chéo chữ thập nằm và thanh chống dọc nằm trong mặt phẳng thanh cánh trên giàn.
  • Có tác dụng là giảm chiều dài tính toán cho thanh cánh trên của giàn.
  • Được bố trí theo phương ngang nhà tại hai đầu hồi, đầu khối nhiệt độ và tại giữa nhà, sao cho khoảng cách giữa chúng không quá 60m.

Hệ giằng cánh dưới:

he giang canh duoi

  • Gồm các thanh chéo chữ thập nằm trong mặtphẳng cánh dưới của giàn theo phương dọc và ngang nhà;
  • Hệ giằng ngang cánh dưới: được bố trí tại những khoang có hệ giằng cánh trên, cùng với hệ giằng cánh trên tạo thành khối cứng ở hai đầu hồi và đầu khối nhiệt độ. Hệ giằng ngang nhà ở đầu hồi là gối tựa cho cột hồi, chịu tải trọng gió thổi lên tường đầu hồi nên còn gọi là hệ giằng gió.
  • Hệ giằng dọc cánh dưới: được bố trí tại các đầu cột dọc theo chiều dài nhà, tạo nên độ cứng dọc nhà, hệ giằng này có tác dụng truyền lực cục bộ (lực hãm của cầu trục) phân phối ra các khung lân cận.
  • Để đảm bảo sự ổn định chung của mái, tăng cường độ cứng thanh cánh dưới và độ cứng chúng của nhà khi có sử dụng cẩu trục làm việc nặng.
  • Khi giàn mái bằng bê tông cốt thép (BTCT), hệ giằng được bố trí ở hai đoạn giới hạn khối nhiệt độ.
  • Khi giàn bằng thép, hệ giằng được bố trí theo chu vi khối nhiệt độ. Khi nhà có nhiều nhịp, có thể bỏ bớt một hệ giằng dọc của hai nhịp liền kề.

Hệ giằng đứng:

he giang dung
Gồm các thanh chéo chữ thập nằm trong mặt phẳng các thanh đứng của giàn, theo phương dọc nhà được bố trí tại những vị trí có hệ giằng cánh trên và hệ giằng cánh dưới để tạo nên khối cứng bất biến hình.

Được sử dụng để tăng cường độ ổn định dọc của hệ giàn mái. Chúng có thể được bố trí ở đầu hay ở giữa kết cấu mang lực mái. Nếu chiều cao đầu dầm hay giàn mái lớn hơn 0,8m thì cần có giằng đầu dầm dạng liên tục hay gián đoạn (khi sử dụng kết cấu đỡ kết cấu mang lực mái thì không cần).

Khi nhịp nhà L >=24m cần thêm hệ giằng mái đứng giữa các giàn (hay một vài ba giằng tùy theo nhịp gian), có dạng liên tục hay bán liên tục (giằng chéo kết hợp thanh chống).

Hệ giằng cột nhà công nghiệp

Hệ giằng đứng ở cột có vai trò bảo đảm cho nhà không bị biến dạng dọc do lực gió và lực hãm của cầu trục. Hệ giằng đứng ở cột thường bằng thép và được đặt ở khoảng giữa đoạn khối nhiệt độ (khối khe lún), có dạng dấu nhân hoặc kiểu cổng.

Giằng cột dạng dấu nhân được sử dụng khi bước cột B = 6m hay B = 12m, chiều cao đến đỉnh cột (Hc =) đối với nhà không cầu trục, hoặc đến đỉnh ray (Hr = 12,6m) đối với nhà có cầu trục. Giằng cột dạng kiểu cổng được sử dụng khi bước cột B = 12m hay B = 18m, chiều cao đến đỉnh cột (Hc) và chiều cao đến đỉnh ray (Hr) = 14,6m hoặc khi cần có lối đi bên dưới.

Trong nhà có cầu trục, khi chiều cao phần cột trên lớn hơn 3m. Cần phải bố trí hệ giằng cột trên tại hai đầu khối nhiệt độ và tại vị trí bố trí hệ giằng cột dưới. Liên kết hệ giằng vào cột bằng cách hàn các bản thép chờ.

he giang cot nha cong nghiep

Với nhà mái nặng

nha mai nang
  • Hệ giằng cột trên được bố trí ở trục cột trên, theo phương dọc nhà được bố trí ở đầu hồi, đầu khối nhiệt độ và ở giữa nhà;
  • Hệ giằng cột dưới được bố trí ở hai nhánh cột, theo phương dọc nhà được đặt ở khoảng giữa của khối nhiệt độ để không cản trở biến dạng nhiệt độ của các kết cấu dọc, khoảng cách từ đầu hồi đến hệ giằng ≤75m, khoảng cách giữa hai hệ giằng trong một khối nhiệt độ ≤50m;
  • Hệ giằng cột có cấu tạo bởi hệ chéo chữ thập, góc nghiêng hợp lý của thanh giằng với phương ngang từ 350÷550, độ mảnh của thanh giằng λmax≤[λ]=200.

he giang cot

Với nhà mái nhẹ

  • Khi nhà công nghiệp không có cầu trục hoặc cầu trục nhẹ Q≤15T, có thể bố trí hệ giằng cột ở hai đầu hồi để truyền tải trọng gió đầu hồi xuống móng một cách nhanh chóng. Lý do là các thanh giằng tương đối mảnh nên không gây ứng suất nhiệt độ đáng kể;
  • Khi chiều dài nhà L≤100m, có thể cho phép bố trí giằng cột ở hai gian đầu hồi nhà.
mai nha nhe

Như vậy các bạn đã hiểu các loại giằng mái nhà Công Nghiệp, ngoài ra hệ giằng cột nhà công nghiệp. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Chúng tôi chuyên làm giấy phép xây dựng, nếu các bạn cần xin gọi cho chúng tôi!

Chú ý: Các quy định pháp luật dưới đây được chúng tôi cập nhật tại thời điểm đăng bài và hệ thống lại để khách hàng dễ theo dõi. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý.
Giấy phép xây dựng
Hotline: 0928.123.179
Email: info@giayphepxaydung.vn
Địa chỉ: 37-39 Phạm Phú Thứ, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: giayphepxaydunghcm.vn