Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có giống nhau không? Theo như tìm hiểu của Giấy Phép Xây Dựng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là chỉ phần nhà còn quyền sử dụng đất ở là có thể tính thêm phần nhà.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có giống nhau không? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!
Mục Lục
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là gì?
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hay còn gọi là giấy hồng hay sổ hồng là một văn bản (loại giấy tờ) do cơ quan quản lý Nhà nước ở Việt Nam cấp cho chủ nhà (chủ sở hữu) xem như là chứng cứ hợp pháp và duy nhất xác định chủ quyền của một cá nhân, tổ chức đối với căn nhà (bất động sản) của mình.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhà thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật. Khái niệm liên quan mật thiết là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, giấy đỏ).
Xem ngay: Đất trồng gồm mấy thành phần chính?
Quy định chung về giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
Nội dung và mẫu giấy chứng nhận được quy định cụ thể trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở hoặc chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì chỉ cấp một giấy là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp riêng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) theo quy định của Luật đất đai.
Về việc cấp sổ
Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Ghi tên trong sổ: Việc ghi tên chủ sở hữu trong sổ hồng quy định như sau:
- Nhà ở thuộc sở hữu của một tổ chức thì ghi tên tổ chức đó.
- Nhà ở thuộc sở hữu của một cá nhân thì ghi tên người đó.
Nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì ghi tên người được các chủ sở hữu thoả thuận cho đứng tên trong giấy chứng nhận, nếu không có thoả thuận thì ghi đủ tên các chủ sở hữu nhà ở đó, trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì ghi đủ tên của cả vợ và chồng, trường hợp có vợ hoặc chồng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì chỉ ghi tên người có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì ghi tên từng chủ sở hữu đối với phần sở hữu riêng và giấy chứng nhận đối với nhà ở đó được cấp cho từng chủ sở hữu.
Hiệu lực của giấy: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà không còn hiệu lực pháp lý khi:
- Nhà ở bị tiêu huỷ hoặc bị phá dỡ
- Nhà ở bị tịch thu hoặc trưng mua.
Nhà ở được xây dựng trên đất thuê đã hết thời hạn thuê đất mà không được gia hạn thuê tiếp.
Nhà ở đã được cấp sổ hồng nhưng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi do cấp không đúng thẩm quyền, người được cấp giấy chứng nhận không đúng đối tượng, nhà ở được ghi trong giấy chứng nhận không đúng với hiện trạng khi cấp giấy hoặc nhà ở xây dựng trong khu vực đã bị cấm xây dựng nhà ở.
Thẩm quyền cấp:
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp sổ hồng cho tổ chức. Trường hợp chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp sổ hồng. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp sổ hồng cho cá nhân.
Xem ngay: Dịch vụ làm giấy tờ nhà đất huyện Hóc Môn
Quyền sử dụng đất là gì?
Người sử dụng đất có các quyền:
- Quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
- Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
- Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất… theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất là gì?
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, cần phân biệt những trường hợp cụ thể được dùng quyền sử dụng đất hoặc tài sản đầu tư trên đất để thế chấp vay tiền của các tổ chức tín dụng.
Nếu tổ chức kinh tế được giao đất có thu tiền sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng không phải đất thuê, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho Nhà nước thì được dùng quyền sử dụng đất thế chấp để vay vốn của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.
Các trường hợp thuê đất trả tiền thuê hàng năm hoặc được giao đất không thu tiền sử dụng đất thì chỉ được phép dùng tài sản đầu tư trên đất để thế chấp vay tiền của mọi tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất là gì?
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đãi nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được chuyển đổi quyền sử dụng đất cho nhau khi có đủ các điều kiện sau: thuận tiện cho sản xuất và đời sống; sau khi chuyển đổi quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đó đúng mục đích, đúng thời hạn, trong hạn mức đối với từng loại đất; trong thời hạn sử dụng đất được quy định khi Nhà nước giao đất.
Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản. Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất phải làm thủ tục và đăng kí tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Giấy Phép Xây Dựng thì bạn đã biết được Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có giống nhau không? nhé!
Hotline: 0928.123.179
Email: info@giayphepxaydung.vn
Địa chỉ: 37-39 Phạm Phú Thứ, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: giayphepxaydunghcm.vn