Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp.
Tuy nhiên, để để hiểu rõ hơn về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Giấy Phép Xây Dựng nhé!
Mục Lục
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp.
Khi Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn được ban hành và có hiệu lực thì vẫn kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Quy định này được nêu rõ tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Xem thêm:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiếng anh là gì?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong tiếng Anh là: Certificate of land use rights
Dưới đây là một số thuật ngữ khác thường sử dụng trong lĩnh vực đất đai được viết bằng tiếng Anh:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: House ownership certificate
- Quyền sử dụng đất: Land use rights
- Bồi thường về đất: Land Compensation.
Có những loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào?
Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam gồm nhiều loại Giấy chứng nhận về nhà đất như:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).
Mặc dù áp dụng chung một mẫu Giấy chứng nhận nhưng các loại Giấy chứng nhận được ban hành trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc phải đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới (không bắt buộc đổi sang Sổ hồng).
Tầm quan trọng của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế nào?
Tầm quan trọng của Giấy chứng nhận được thể hiện qua một số vai trò phổ biến sau:
Căn cứ xác nhận ai là chủ đất, chủ sở hữu nhà ở
Giấy chứng nhận là căn cứ để xác định ai là người có quyền sử dụng đất, ai là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo thông tin tại trang bìa hoặc trang ghi thông tin biến động.
Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- b) Đất không có tranh chấp;
- c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Giấy chứng nhận là căn cứ để xác định có được bồi thường về đất khi thu hồi hay không?
Theo Điều 75 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng khi có đủ 02 điều kiện sau:
Điều kiện 1: Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.
Điều kiện 2: Phải có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp, trừ trường hợp theo khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013.
Giấy chứng nhận là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
Căn cứ khoản 2 và 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:
Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (cấp tỉnh, cấp huyện).
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, việc có hoặc không có Giấy chứng nhận là một trong những căn cứ để có cách thức giải quyết tranh chấp đất đai khác nhau. Đồng thời, khi giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền sử dụng Giấy chứng nhận là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đó.
Giấy chứng nhận sử dụng làm căn cứ để xác định loại đất (xem trong Sổ đỏ, Sổ hồng sẽ thấy phần mục đích sử dụng đất).
Giấy chứng nhận là thành phần trong hồ sơ đăng ký biến động khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, chuyển mục đích sử dụng đất,…
Mong rằng qua bài viết bên trên của Giấy Phép Xây Dựng thì bạn đã biết được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? nhé!
Hotline: 0928.123.179
Email: info@giayphepxaydung.vn
Địa chỉ: 37-39 Phạm Phú Thứ, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: giayphepxaydunghcm.vn
Comments are closed.