Quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000 là gì?

quy hoach 1 500 1 2000 1 5000 la gi 1

Quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000 là gì? Quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000 là các loại quy hoạch quan trọng trong quy trình phát triển đô thị và xây dựng tại Việt Nam. Các tỷ lệ này thể hiện mức độ chi tiết khác nhau trong việc lập quy hoạch.

Tuy nhiên, để rõ hơn Quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000 là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Giấy Phép Xây Dựng nhé!

Quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000 là gì?

Quy hoạch 1/500 là gì?

Là bản quy hoạch chi tiết nhất, dùng để triển khai thiết kế và xây dựng công trình cụ thể.

Xác định chính xác ranh giới từng lô đất, công trình, hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, giao thông…).

Là cơ sở để cấp phép xây dựng.

Được lập dựa trên quy hoạch phân khu 1/2000.

quy hoach 1 500 1 2000 1 5000 la gi

Quy hoạch 1/2000 là gì?

Là quy hoạch trung gian giữa quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết.

Xác định chức năng sử dụng đất (nhà ở, công trình công cộng, giao thông, cây xanh…).

Chia khu vực thành các ô quy hoạch lớn, nhưng chưa chi tiết đến từng lô đất.

Là cơ sở để lập quy hoạch chi tiết 1/500.

Quy hoạch 1/5000 là gì?

Là quy hoạch ở cấp độ lớn nhất, mang tính định hướng tổng thể cho đô thị.

Xác định các khu vực phát triển đô thị, vùng dân cư, khu công nghiệp, giao thông huyết mạch…

Chưa thể hiện chi tiết từng công trình hay lô đất.

Là cơ sở để lập quy hoạch phân khu 1/2000.

quy hoach 1 500 1 2000 1 5000 la gi 1

Sư khác biệt của quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000

Tỷ lệ

Mức độ chi tiết

Phạm vi áp dụng

Mục đích

1/5000

Tổng thể

Thành phố, khu đô thị

Định hướng phát triển

1/2000

Trung bình

Phân khu trong đô thị

Chia khu chức năng

1/500

Chi tiết

Lô đất, công trình

Triển khai xây dựng

Quy hoạch là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017, quy hoạch là việc sắp xếp, phân bổ không gian các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.

Quy hoạch thường được chia thành nhiều giai đoạn nhằm cụ thể hóa các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, lãnh thổ. Trong đó, hoạt động quy hoạch bao gồm việc tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch (Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017).

Hiện nay, có nhiều loại quy hoạch được phân chia theo các cấp độ, phạm vi hoặc lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như: quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng lãnh thổ, quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp,…

Chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch

Chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch được quy định cụ thể tại Điều 10 Luật Quy hoạch 2017. Cụ thể nhà nước chịu trách nhiệm:

Quản lý phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường theo quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.

Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và huy động nguồn lực để thúc đẩy phát triển bền vững gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân cả trong và ngoài nước hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động quy hoạch bảo đảm tính công khai, minh bạch và khách quan.

Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tham gia vào hoạt động quy hoạch.

Ban hành cơ chế, chính sách tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch.

quy hoach 1 500 1 2000 1 5000 la gi 2

Nguyên tắc cần tuân theo trong hoạt động quy hoạch

Căn cứ theo Điều 4 Luật Quy hoạch 2017, nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch bao gồm:

Tuân thủ quy định của Luật Quy hoạch, quy định pháp luật khác có liên quan và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường.

Đảm bảo sự tuân thủ, tính kế thừa, liên tục, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng; đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân (trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất); bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới.

Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch.

Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; bảo đảm tính khách quan, minh bạch, công khai, tính bảo tồn.

Đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, phân quyền, phân cấp hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Giấy Phép Xây Dựng thì bạn đã biết được Quy hoạch 1/500, 1/2000, 1/5000 là gì? nhé!

Chú ý: Các quy định pháp luật dưới đây được chúng tôi cập nhật tại thời điểm đăng bài và hệ thống lại để khách hàng dễ theo dõi. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý.
Giấy phép xây dựng
Hotline: 0928.123.179
Email: info@giayphepxaydung.vn
Địa chỉ: 37-39 Phạm Phú Thứ, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: giayphepxaydunghcm.vn