Cách đan sắt móng nhà

cach dan sat mong nha

Cách đan sắt móng nhà là quy trình quan trọng trong thi công nhà ở. Nó có vai trò giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên vững vàng, chắc chắn và chống sạt lở, lún đất,..Chúng ta sẽ tìm hiểu móng nhà là gì? ở Việt Nam có bao nhiêu móng nhà? và cách đan sắt móng nhà. 

Móng nhà là gì?

Móng nhà hay còn gọi là nền móng là kết cấu kỹ xây dựng nằm ở dưới cùng của ngôi nhà hoặc các công trình xây dựng. Có chức năng là chịu tải trọng trực tiếp của các công trình. Đảm bảo chịu được sức ép trọng lực các tầng và gia tăng sự kiên cố và vững chắc của công trình.

Các loại móng nhà dân dụng:

1. Móng đơn

Móng đơn là loại móng có giá tiền rẻ nhất, tác dụng chịu lực tùy thuộc vào thành phần cấu tạo và mác bê tông (trong trường hợp dùng móng bê tông cốt thép). Loại móng đơn thường đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau và thường được sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện hay mố trụ cầu.

Vì được gọi là móng đơn cho nên nó nằm riêng lẻ, mặt bừng có thể hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn,… tùy thuộc vào tác dụng chịu lực của móng đơn.

mong don
Móng đơn

Loại móng này có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp và thường được sử dụng để cải tạo, gia cố và xây dựng những công trình có tải trọng không quá lớn.

2. Móng băng

Là loại móng được dùng trong các công trình dân dụng bởi vì giá thành của nó vừa phải và độ lún đồng đều. Móng băng thường là một dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tưởng hoặc có sự giao cắt. Ở những đất nền yếu, độ lún không đều thì không chỉ đầm đất cho chặt mà còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.

mong bang
Móng băng

Móng băng được thi công bằng phương pháp đào móng quanh khu vực công trình hoặc sử dụng cách đào móng song song với nhau và thi công trong khuôn viên đó. Loại móng này thường là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

3. Móng bè

Với những vùng thi công có đất nền yếu, nước nhiều với nguy cơ lún không đồng đều thì ngoài việc đầm chặt và bổ sung cát thì các kỹ sư còn dùng móng bè để khắc phục nhược điểm này cho công trình.

mong be
Móng bè

Móng bè sẽ được trải rộng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dại dải, ca rô hay đơn lẻ. Ưu điểm nổi bật nhất của móng bè là có tác dụng phân bố đồng đều tải trọng của công trình lên nền đất và giúp giải tỏa sức nặng, tránh hiện tượng lún không đồng đều.

4. Móng cọc

Để có thể đặt móng xuyên qua các tầng đất yếu để đến được tầng đất cứng thì có thể dùng móng cọc. Móng cọc gồm cọc và đài cọc, có thể là cọc tre, cọc cừ tràm hoặc cọc bê tông cốt thép. Ưu điểm là móng này thi công nhanh gọn, khả năng chịu tải cực tốt cùng giá thành hợp lý cho mọi khách hàng.

mong coc
Móng cọc

Để có một công trình được đánh giá là bền vững thì ngoài các yếu tố về môi trường và sức khỏe con người, yếu tố tuổi thọ của nó được quyết định rất nhiều bởi chất lượng nền đất và nền móng.

Cách đan sắt móng nhà sàn 2 lớp

Sắt thép sàn được phân bổ 2 lớp, lớp dưới chịu momen âm, lớp trên chịu momen dương. Đối với việc đan sắt lớp dưới, sắt chịu lực được bố trí theo phương cạnh ngắn. Sắt phân bố được bố trí vuông góc với sắt chịu lực dọc theo phương còn lại.

Sắt lớp trên hay còn gọi là sắt mũ chịu momen âm cắt tại 1/4 cạnh ngắn. Cấu tạo được đặt vuông góc sắt mũ và nằm dưới sắt mũ. Lớp sắt dưới sau khi buộc xong thì tiến hành kê con kê, tạo lớp bê tông bảo vệ cho sàn. Ở giữa 2 lớp sắt được phân cách với nhau bằng “chân chó” để đảm bảo chiều cao làm việc của sàn theo tính toán.

cach dan sat mong nha san 2 lop
Cách đan sắt móng nhà sàn 2 lớp

Cách đan sắt móng nhà trên thường áp dụng với những công trình nhỏ, nhà ở hay công trình eo hẹp về kinh tế. Vì vậy phải cắt sắt khiến cho việc thi công gặp khó khăn và khó triển khi thi công. Thông thường, người ta sẽ bố trí 2 lớp sắt thép sàn chạy song song, dễ thi công, không phải cắt nhiều lần, dễ kiểm soát khối lượng và thi công.

Đan sắt móng nhà với cục kê trước khi đổ bê tông

Tại Việt Nam, cách đan sắt móng nhà được thực hiện rất sơ sài và chỉ mang tính chủ quan. Nguyên nhân một phần do chủ nhà không biết kỹ thuật xây, phần thi công do bên thi công thực hiện nên giám sát không chặt chẽ. Thực hiện đan sắt móng nhà cần lưu ý đến cục kê.

dan sat mong nha voi cuc ke truoc khi do be tong
Đan sắt móng nhà với cục kê trước khi đổ bê tông

Theo đúng kỹ thuật xây dựng, cục kê là cục bê tông M100 có kèm dây kẽm buộc vào cốt thép để di chuyển. Nhưng thực tế khi thi công bên ngoài công trường thì lại dùng  đá 10 x 20 mm đẻ kê sàn là sai. Vì phần đá 10 x 20 chỉ định vị nhất thời cốt thép dầm sàn, khi dịch chuyển hoặc đổ bê tông dẫm đạp lên nhiều thì phần đá sẽ bị mất vị trí và cốt thép rơi xuống sát coffa. Vấn đề này khiến lớp bê tông bảo vệ không còn nữa hoặc còn rất ít. Do đó tuyệt đối không nên dùng đá 10 x 20 để kê sàn. Ta có thể sử dụng đá hoa cương để thay thế cục kê bê tông vì đá hoa cương bằng khó bị trượt hơn so với đá 10 x 20.

Cách bố trí kê thép dầm sàn rất quan trọng nên cần chú ý với sàn vệ sinh, sàn sân thượng và sàn mái. Những loại sàn này thường tiếp xúc nước hoặc nắng nóng nên dễ bị thấm. Do vậy phải hạn chế đến mức thấp nhất với trường hợp xuất hiện vết nứt do kê sàn.

Sắt kê mũ trong quy trình đan sắt móng nhà

Sắt kê mũ tạo nên lớp bê tông bảo vệ của sắt mũ chụp theo đúng như thiết kế và tạo nên khoảng hở giữa 2 lớp mũ và thép sàn dưới.Trên thực tế thì ta rất ít nhìn thấy được thép kê mũ ở nhiều công trình nhà ở dân dụng mà phần lớn do thi công chủ quan.

sat ke mu trong quy trinh dan sat mong nha
Sắt kê mũ trong quy trình đan sắt móng nhà

Đối với các sàn nhỏ, tải trọng tác dụng lên sàn ít thì nhiều hậu quả xảy ra ít ảnh hưởng đến quá trình thi công. Nhưng đối với các ô sàn lớn thì việc xuất hiện các vết nứt tại các gối dầm là điều không thể tránh khỏi. Việc không sử dụng “chân chó” kê thép mũ chụp sàn thường dẫn tới 2 lớp thép: lớp thép trên gọi là mũ sàn và lớp thép dưới sàn gần như sát vào nhau. Khi ta đi lại dẫm đạp nhiều, khiến cho sơ đồ chịu lực của thép sàn không còn đúng như thiết kế ban đầu, mà hệ quả của nó có thể dẫn đến nứt sàn hoặc võng sàn.

Trong quá trình thi công gia chủ cần lưu ý giám sát cách đan sắt móng nhà. Phần kỹ thuật là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự bền vững cho công trình, nhà ở. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho bạn.

 

 

Chú ý: Các quy định pháp luật dưới đây được chúng tôi cập nhật tại thời điểm đăng bài và hệ thống lại để khách hàng dễ theo dõi. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý.
Giấy phép xây dựng
Hotline: 0928.123.179
Email: info@giayphepxaydung.vn
Địa chỉ: 37-39 Phạm Phú Thứ, Phường 11, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: giayphepxaydunghcm.vn